Từ Compaq và IBM trong thập niên 90 đến Lenovo và Asus trong những năm gần đây, các nhà sản xuất đã cho ra đời một số ý tưởng sáng tạo kỳ quặc và tuyệt vời. Chắc chắn, hầu hết trong số chúng đều không đạt được thành công về mặt chính thống nhưng vẫn được nhớ đến hiện tại vì những thứ kỳ quặc riêng biệt.
Hầu hết những nỗ lực này nhằm đưa laptop đi đến tương lai, và chúng quá tham vọng hoặc không thực tế. Dẫu thế, nó lại có thêm một vài giá trị và cung cấp các giải pháp thay thế khéo léo cho các hạn chế phần cứng trong thời đại đó. Không dài dòng nữa, dưới đây là danh sách những chiếc laptop kỳ lạ nhất, đến nỗi không có cơ hội để thành công.
1. IBM ThinkPad 701
Trước khi bị Apple bôi nhọ tên tuổi, bàn phím cánh bướm thường khiến nhiều người liên tưởng đến IBM ThinkPad 701, một chiếc laptop siêu gọn nhẹ với dạng bàn phím trượt. Khi nhấc nắp màn hình lên, bàn phím sẽ tách ra theo một góc chéo, sau đó nữa bên phải sẽ hạ xuống, để lộ những hàng phím bổ sung, trước khi được lắp ghép lại để tạo ra một bàn phím cơ đầy đủ. Như trong video, bạn có thể thấy các chuyển động cơ học mượt mà đến khó tin khi mỗi lần đóng và mở.
Ngày nay, bàn phím trượt không còn thiết thực nữa. Những chiếc laptop của chúng ta hiện nay đã rất mỏng và chúng ta quen với việc gõ trên những phím cứng và nông. Đáng tiếc, chiếc laptop ThinkPad 701 đã bị ngừng sản xuất vào cuối năm 1995 sau một thời gian ngắn thành công về mặt thương mại.
2. HP OmniBook 800CT
Với mục tiêu tạo ra một chiếc laptop thu nhỏ đến mức không có không gian để đặt bàn di chuột phía dưới bàn phím, HP đã sáng tạo ra cách chuột bật ra. Ẩn trong một ngăn nhỏ ở phía bên phải HP OmniBook 800CT là một con chuột hình chữ nhật lạ mắt, có thể bật ra khỏi khung máy khi bạn nhấn một nút nhỏ xinh nhắn.
Không dây không khả thi vào giữa những năm 1990, thế nên, con chuột nhỏ bé đó được kết nối và cố định bằng một sợi dây cao su mỏng. Cách mới này đã giải quyết một vấn đề gây khó khan cho nhiều chiếc laptop cùng thời và nó thực sự hiệu quả. HP đã tiếp tục sử dụng chuột dạng bật ra trong một số mẫu laptop khác nhau.
3. Via NanoBook
Tuy nhiên, việc mở nắp màn hình đã giúp lộ diện một trong những thứ kỳ lạ nhất từng được tích hợp vào 1 chiếc laptop, đó là một chiếc điện thoại. Hãy nhớ, khi đó là năm 2007, vì vậy, chúng ta không đề cập đến một chiếc smartphone siêu mỏng. Đây là một chiếc điện thoại VoIP không dây được thiết kế để giúp bạn không phải mang theo điện thoại cả ngày. Chiếc điện thoại VoIP đó được đặt cạnh bên màn hình 7 inch trong một cụm “MobilityPLUS Module” có thể hoán đổi cho nhau. Bạn có thể đặt một bộ GPU, adapter 3D/CDMA hoặc đồng hồ thế giới.
Chiếc NanoBook được chạy hệ điều hành Windows XP và ra mắt cùng năm với iPhone, vì vậy, số ngày tồn tại của nó không quá dài. Tuy nhiên, một vài năm sau, một thiết bị tương tự đã xuất hiện, có tên là Elonex Websurfer.
4. Những chiếc laptop 3D
Hầu hết các chiếc laptop 3D đều sử dụng nền tảng 3D Vision của NVIDIA – một nền tảng mà một số người đánh giá tốt hơn so với 3DTV. Tuy nhiên, nó không giải quyết được vấn đề của những chiếc kính ngốc nghếch. Tệ hơn nữa, hầu hết các chiếc laptop này cần 1 bộ phụ kiện thường được bán riêng lẻ với giá hơn 100 USD.
Công nghệ 3D hồi đó khá hạn chế và chỉ hoạt động với một số tựa game và đãi Blu-ray nhất định, tuy nhiên, không phải ai cũng ghét hiệu ứng 3D. Chắc chắn, nó khiến tốc độ khung hình giảm xuống trong các tựa game và việc chơi trong những phiên dài dẫn đến mỏi mắt, nhưng những người táo bạo áp dụng công nghệ mới chớm nở này thường thích khía cạnh 3D. Cuối cùng, các bộ kính đắt tiền, cồng kềnh và khả năng hỗ trợ hạn chế là những lý do khiến các chiếc laptop 3D “xuống mồ” cùng 3DTV.
5. Lenovo ThinkPad W700ds
Nếu bạn cần màn hình thứ 2 khi đang di chuyển, lựa chọn tốt nhất của bạn hiện nay là kết nối với màn hình bên ngoài. Quay lại cuối những năm 2000, bạn có thể mua Lenovo ThinkPad 700ds, một chiếc laptop có màn hình trượt 10,7 inch. Rất lâu trước khi Project Valerie của Razer hay những chiếc máy tính xách tay màn hình kép của Asus xuất hiện, Lenovo đã sản xuất một chiếc laptop có màn hình chính 17 inch, có thể mở rộng bằng một màn hình phụ dạng trượt.
Đó chỉ là sự khởi đầu. Chiếc laptop này có sẵn mọi tiện ích vào thời điểm đó, bao gồm bộ hiệu chỉnh màu Pantone bên trong và một chiếc tablet hoặc bộ số hóa (tách biệt với bàn di chuột) mà bạn có thể sử dụng để vẽ trên màn hình bằng bút stylus Wacom tích hợp sẵn. Điều này sẽ trở thành một giải pháp tuyệt vời cho các chuyên gia kinh doanh (hoặc nghễ sĩ) – những người cần nhiều màn hình hơn khi đi du lịch. Xét về mặt một chiếc laptop, ThinkPad W700ds không thể di động vì khổng lồ một cách nực cười, nặng khoảng 5kg và dày 5,3cm.
6. Asus Taichi
Thay vì tìm cách chuyển đổi một chiếc laptop thành tablet, Asus chỉ cần thêm một tấm nền thứ 2 bên ngoài. Bằng cách này, bạn có thể giữ kiểu dáng vỏ sò truyền thống và vào chế độ tablet ngay khi đóng nắp. Chẳng hạn, nó không thanh lịch như Lenovo Yoga, nhưng Taichi đã hoạt động.
Thế nhưng, thời lượng pin mới thực sự là vấn đề tiềm ẩn đối với Asus Taichi. Ngoài ra, thiết kế laptop/tablet này xuất hiện trước khi các trình điều khiển phần mềm hiện địa làm cho bàn di chuột Windows có thể sử dụng được, và đáng tiếc, nó rất tệ trên Taichi. Asus đã loại bỏ thiết kế 2 màn hình trong nhiều năm trước khi giới thiệu nó lại dưới một hình thức khác với ZenBook Pro Duo.
7. Asus ROG GX700
Asus luôn có những ý tưởng kỳ quặc của mình. Chỉ vài năm trước, nhà sản xuất laptop Đài Loan đã phát hành ROG GX700, một chiếc laptop chơi game quái dị với một bộ tản nhiệt bằng chất lỏng khổng lồ được gắn vào phía dưới máy của nó.
Mọi game thủ PC đều biết rằng yếu tố lớn nhất giết chết laptop chính là nhiệt độ kém. Bổ sung thêm các chiếc quạt mỏng hơn, đặt heatsink thông minh và cải thiện luồng buồng không khí là những cách thông thường để ngăn laptop phát nổ (hoặc nhiều khả năng bị bóp hiệu năng). Dẫu thế, Asus đã gạt những phương pháp đó sang một bên, thay vào đó, họ tạo ra một đế tản nhiệt bằng nước vô lý, gắn vào mặt sau của chiếc laptop thông qua 4 chân kết nối.
Hệ thống làm mát đã sử dụng một van làm kín tùy biến để bơm chất làm mát qua laptop và trở lại hệ thống nơi nhiệt được giải phóng bằng bộ tản nhiệt 92mm. Với bộ tản nhiệt 500W, Asus GX700 đã tăng 20% hiệu năng và giảm 30% nhiệt cho CPU và GPU. Tất cả nghe có vẻ tuyệt vời, nhưng chúng khiến chiếc laptop trở nên to lớn. Cỗ máy này nặng 3,9kg và tăng lên hơn 4,5kg khi gắn kèm đế. Với mức đó, bạn có thể đã có một chiếc PC desktop hoặc một chiếc laptop thông thường có khả năng mở rộng bằng eGPU.
Với hy vọng tăng thêm giá trị cho con quái vật phi thực tế của mình, Asus đã phát hành một phiên bản khác sau một năm, thậm chí là tích hợp 2 GPU NVIDIA GeForce GTX 1080. Dẫu thế, điều đó cũng không đủ để khiến con quái vật này đáng mua.
8. Acer Iconia 6120
Trong khi IBM sản xuất một chiếc laptop có bàn phím cơ học tactile, clicky, thì Acer đã chọn đi theo hướng ngược lại bằng cách thay thế cụm đó bằng một màn hình 14 inch chứa bàn phím ảo và bàn di chuột. Thiết lập kỳ lạ này có những lợi ích của nó, chẳng hạn, bạn có thể chuyển từ nhập văn bản sang viết tay một cách đơn giản, hay nhanh chóng thêm “https://” hoặc “.com” vào URL, hay nhấn vào nút tắt để khởi chạy các ứng dụng hoặc trang web yêu thích của bạn.
Nhưng nhìn chung, đó là một ý tưởng tồi. Một số vấn đề rõ ngay trước mắt, chẳng hạn như ánh sáng chói che khuất màn hình và không thể cảm nhận được khi nhấn một phím. Nó cũng gặp các vấn đề khác, chẳng hạn như độ trễ đầu vào, hiệu năng kém và bàn di chuột có kích thước nhỏ hơn không hỗ trợ cữ chỉ.
9. Dell XPS 12
Những chiếc laptop có thể biến đổi, hoặc 2-trong-1, đã dần thu hút được rất nhiều sự chú ý từ nhiều năm trước, nhưng chúng vẫn tiếp tục phát triển cho đến ngày nay, được thể hiện rõ ràng bởi Microsoft Surface Laptop Studio, vốn có màn hình tách ra ở bàn lề và lật xung quanh. Trong khoảng thời gian từ Windows 8 (hệ điều hành đã bị diệt vong này từng chiếm ưu thế trong các thiết bị lai này) đến hiện tại, đã có những chiếc laptop 2-trong-1, có thể tháo rời hay thậm chí là khả năng đưa màn hình trượt về phía trước, nhưng không mấy trong số những nỗ lực này tạo ra một chiếc laptop/tablet lai đày tham vọng như Dell XPS 12.
Giải pháp của Dell cho vấn đề 2 trong 1 là gắn màn hình vào khung theo trục nằm ngang để tấm nền có thể lật xung quanh và hướng ra ngoài khi đóng lại. Màn hình xoay của thiết bị này hoạt động khá tốt, cho phép người dùng để sử ở chế độ tablet và laptop đầy đủ, nhưng vẫn bảo vệ bàn phím khi không sử dụng. Nhưng Dell mới là công ty tiêu diệt viền màn hình khi giới thiệu màn hình InfinityEdge của mình cho XPS 13. Giờ đây, khung màn hình cần thiết cho loại màn hình 2-trong-1 này lại quá chật chột so với tiêu chuẩn ngày nay.
10. Asus ROG Mothership GZ700
Khi Asus trình làng Mothership, họ đã làm nhiều người kinh ngạc vì công nghệ của nó nhưng có lẽ chẳng ai muốn mua nó. Nó không thực sự là một chiếc laptop vì nó không vừa với lòng bàn tay của bạn. Đó cũng không phải là một chiếc PC tất-cả-trong-một (AIO: all-in-one) bởi nó có khả năng di động về mặt kỹ thuật. Điều đó đặt Mothership ở đâu đó giữa một chiếc desktop cố định và một cỗ máy trạm di chuyển.
Có lẽ, cách tốt nhất chính là nghĩ Asus ROG Mothership GZ700 như một chiếc máy tính tất-cả-trong-một không dây. Tất cả các thành phần được đặt phía sau một màn hình lớn 17 inch, trong khi phần khung dưới tích hợp một màn hình chơi game mỏng, được kết nối với Mothership bằng nam châm nhưng có thể tháo rời và sử dụng không dây. Khi tháo bàn phím ra, về cơ bản, Mothership biến thành một chiếc tablet khổng lồ có thể dựng đứng thông qua chân đế ở phía sau.
Tuy lớn, cồng kềnh và đắt tiền, nhưng không thể phủ nhận rằng Aus đã đẩy ranh giới của thiết kế laptop bằng cách hợp nhật desktop và laptop thành một thiết bị duy nhất, dù tốt hơn hay tệ hơn. Mothership mới ra mắt chỉ vài năm trước và số phận của nó hiện vẫn chưa được định đoạt rõ ràng.